Forex là gì ? – EP 9 -FED: Mỗi nước đi đều ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu
17/09/2021Nhập môn chứng khoán – EP6 – “Bom nợ” Evergrand và những con số phía sau công ty ( Phần 1 )
24/09/2021Nhập môn chứng khoán – EP5 – Thông tư 14 sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán
Ngày 07/09 vừa qua, ngân hàng nhà nước đã ban hành thông tư 14 về cơ cấu lại thời hạn nợ và miễn giảm các khoản lãi, phí.
Có thể nói đây là một thông tư vô cùng quan trọng và có thể sẽ tác động rất nhiều lên thị trường tài chính trong tương lai
Trước khi tìm hiểu thông tư này sẽ tác động thế nào đến thị trường. Chúng ta hãy điểm qua thông tư 14 này có những điểm gì đáng lưu ý.
1. Thông tư 14 và những điều cần biết
Mục đích chính của thông tư 14 này là nhắm đến việc hỗ trợ người vay.
Sau hơn 1 năm sống chung với đại dịch COVID, nhất là làn sóng COVID lần thứ 4 mới đây. Nhiều ngành nghề của nền kinh tế đã đi xuống rõ rệt. Thậm chí một số doanh nghiệp có thể nói là kiệt quệ.
Cả 2 trung tâm tâm kinh tế tài chính lớn nhất cả nước là Hà Nội và Sài Gòn đều phải chịu cảnh lockdown. Do đó thông tư 14 này của NHNN có thể nói là cứu cánh giúp các doanh nghiệp dễ thở hơn trong thời buổi khó khăn.
Chi tiết thông tư 14 có những điểm đáng chú ý sau.
1.1 Hoãn và giãn thời gian nợ
1.1.1.Mở rộng đối tượng áp dụng
- Nếu như trước đó ( theo thông tư 03 của NHNN) thì đối tượng áp dụng chính sách hoãn và giãn nợ là những khoản vay trước ngày 30/06/2021. Thì giờ đây thời gian áp dụng đã được mở rộng tới tận ngày 01/08/2021
- Điều này nghĩa là trước đây, nếu bạn vay ngân hàng vào ngày 31/07/2021 ( khoản vay phát sinh sau ngày 30/06/2021). Bạn vẫn phải trả nợ ngân hàng theo quy định. Tuy nhiên sau khi thông tư 14 được ban hành. Bạn sẽ được nằm trong danh sách được hoãn và giãn thời gian trả nơ. Điều này sẽ làm áp lực tài chính của bạn được giảm đi phần nào.
1.1.2. Kéo dài thời gian cơ cấu nợ
- Theo thông tư 14, thời gian hoãn và giãn các khoản nợ nằm trong danh sách được áp dụng sẽ kéo dài thêm 7 tháng.
- Cụ thể là trước đó, theo thông tư 03 thì các khoản nợ sẽ được cơ cấu đến ngày 31/12/2021. Thì nay đã được kéo dài đến tận ngày 30/06/2022
1.1.3. Mở rộng với những món nợ quá hạn
- Nếu như các bạn kinh doanh hoặc làm trong ngân hàng thì sẽ hiểu các khoản nợ quá hạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến độ tin cậy tài chính của người vay. Nếu như bạn có quá nhiều món nợ quá hạn thì rất có thể bạn sẽ không thể tiếp tục vay thêm được nữa.
- Tuy nhiên trong thông tư 14 này, chính sách hoãn và giãn nợ sẽ được áp dụng cả với những món nợ quá hạn từ ngày 17/07/2021 đến 07/09/2021
1.2 Miễn giảm lãi, phí
- Cũng tương tự việc hoãn và giãn nợ, chính sách miễn giảm lãi. Phí cũng mở rộng đối tượng áp dụng và mở rộng thời gian áp dụng
- Cụ thể những khoản vay trước 01/08/2021 sẽ CÓ THỂ được ngân hàng miễn giảm lãi, phí và sẽ kéo dài đến tận ngày 30/06/21
1.3 Giữ nguyên nhóm nợ
- Cụ thể các nhóm nợ được phân loại từ trước ngày 01/08/2021 vẫn sẽ được giữ nguyên.
- Tuy nhiên có một điểm khá đáng lưu ý ở đây. Đó là mặc dù đã giãn thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Nhưng tiến độ trích lập dự phòng của các ngân hàng vẫn giữ nguyên như cũ. Cụ thể là 30% trong năm 2021. Đây là tác động khá lớn đối với ngành ngân hàng. Chúng ta sẽ phân tích điều này ở phần sau của bài viết.
2. Ảnh hưởng của thông tư 14 với những doanh nghiệp vay nợ
Chính sách hoãn và giãn thời gian nợ cũng như lãi, phí sẽ tác động trực tiếp tới dòng tiền của doanh nghiệp
Trong một doanh nghiệp, dòng tiền được ví như là mạch máu trong cơ thể. Máu cạn thì cơ thể cũng khó mà tồn tại.
Hiện tại, các doanh nghiệp phải chi rất nhiều.
Tuy nhiên, khoản thu lại rất ít, thậm chí là không có khoản thu. Áp lực tài chính về việc quay vòng vốn, về dòng tiền đang là vô cùng lớn.
Có thể nói, thông tư 14 này một phần nào đó sẽ giúp cách doanh nghiệp khơi thông vấn đề về dòng tiền hiện tại.
Theo TESEF, các doanh nghiệp hưởng lợi từ thông tư này là những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt.
Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tích cực. Nhưng lại có mục nợ ngắn hạn cao và làm xấu đi cơ cấu tài sản của công ty.
Ta cũng nên chú ý là những khoản vay được hưởng lợi là chỉ áp dụng với những khoản vay từ ngày 10/06/2020 đến 01/08/2021. Những khoản vay ngắn hạn những đã tồn tại quá lâu cũng sẽ không được áp dụng theo thông tư 14 đã ban hành.
3. Ảnh hưởng của thông tư 14 với các ngân hàng.
Ở đây, chúng ta có 2 điểm chính cần lưu ý.
- Miễn giảm lãi phí với các khoản vay
- Mặc dù cơ cấu lại các khoản vay đến tận 30/06/2022 ( thêm tận 7 tháng ). Nhưng tiến độ trích lập dự phòng của các ngân hàng vẫn giữ nguyên
Với điều đầu tiên, các đối tượng được miễn giảm lãi, phí sẽ hoàn toàn do ngân hàng quyết định. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các con số trong báo cáo tài chính của ngân hàng. Nhưng nó sẽ ảnh hưởng không quá sâu sắc. Bởi vì chính ngân hàng là người quyết định các đối tượng được giảm lãi phí. Nên sẽ không phải tất cả các trường hợp đều được ưu đãi này.
Điều thứ 2 mới là thứ sẽ ảnh hưởng lớn đến ngân hàng trong ngắn hạn.
Trước khi thông tư 14 được công bố, rất nhiều người kì vọng thời gian trích lập dự phòng của nhóm ngành ngân hàng cũng sẽ được giãn ra. Tuy nhiên, thông tư 14 sau khi công bố đã làm nhiều nhà đầu tư quan tâm đến nhóm ngành ngân hàng hụt hẫng
Theo đó, tiến độ trích lập dự phòng của các ngân hàng vẫn sẽ giữ nguyên. Một phần lý do có thể là trong quý 1, các ngân hàng đều báo lãi khủng, nên có thể NHNN cho rằng với tình hình các ngân hàng. Như vậy không việc gì phải giãn tiến độ trích lập dự phòng cả.
Về dài hạn thì điều này chẳng ảnh hưởng gì đến dòng tiền của công ty cả. Vì trước sau gì, trích lập dự phòng cũng phải có. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, do phải trích lập dự phòng sớm, lợi nhuận trong ngắn hạn không thể “book” ngay vào báo cáo tài chính. Từ đó có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cp ngành ngân hàng trong ngắn hạn.
Vì vậy, thời điểm này, khi nghiên cứu về ngân hàng, ngoài chất lượng tài sản, lợi nhuận…
Một điều chúng ta cũng phải rất quan tâm đó là trích lập dự phòng và tiến độ trích lập dự phòng của các ngân hàng. Tất nhiên, có những ngân hàng rất chủ động trong việc này và họ trích lập dự phòng từ rất sớm ( như VCB, ACB ) thì điều này sẽ không quá ảnh hưởng tới họ. Nhưng những ngân hàng như vậy chỉ là thiểu số và yếu tố trích lập dự phòng vẫn phải được chúng ta để ý và theo dõi sát sao trong thời gian này.
Hiện tại Tesef có Khóa học chứng khoán cơ bản và nâng cao hoàn toàn Miễn Phí, đó là hành trang giúp bạn tích lũy kiến thức và hiểu hơn về thị trường chưng khoán.
Nếu bạn quyết tâm và nghiêm túc học tập thì bạn đăng ký vào link bên dưới
CỘNG ĐỒNG CHIA SẺ KIẾN THỨC & CƠ HỘI ĐẦU TƯ TESEF
Địa chỉ: 95 Đường Láng – Ngã Tư Sở – Hà Nội
Hotline: 0862 08 08 01
Fanpage hỗ trợ: m.me/tesef.net
Group: https://www.facebook.com/groups/265096184746462
Youtube:
https://www.youtube.com/channel/UCQZaYSPySGQInI_UL_130pg