Các cặp tiền được giao dịch nhiều nhất trong Forex
14/05/2021Phân biệt: Sàn giao dịch – Phần mềm giao dịch – Phần mềm Phân tích
14/05/2021Đòn bẩy và Margin là gì? Ý nghĩa thông số trên nền tảng giao dịch MT5
Những trader mới tham gia thị trường Forex chắc chắn sẽ có rất nhiều thắc mắc về khái niệm đòn bẩy (Leverage) và margin, mối quan hệ giữa 2 khái niệm này như thế nào, những điểm lợi hại của chúng và làm sao để sử dụng hiệu quả trong Forex trading. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn trước khi bước vào thị trường tài chính khổng lồ và đầy biến động này.
1. Đòn bẩy/margin là gì? Mối quan hệ giữa đòn bẩy và margin
Đòn bẩy là khái niệm rất quen thuộc trong lĩnh vực tài chính, liên quan đến việc sử dụng nguồn vay trong các hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận với một chi phí thấp. Đòn bẩy và margin có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
1.1 Đòn bẩy là gì?
– KN: Đòn bẩy (Leverage) là một công cụ tài chính thể hiện bằng một khoản vay bên nhà môi giới cung cấp cho bạn, cho phép bạn thực hiện một giao dịch có giá trị lớn hơn nhiều tài khoản giao dịch vốn có của bạn để thu được những lợi thế từ sự chuyển động của giá.
Một khái niệm thường đi cùng đòn bẩy tài chính trong giao dịch Forex đó là tỷ lệ đòn bẩy – phép đo tài chính giữa tổng giá trị giao dịch và số vốn trader bỏ ra để giao dịch.
Công thức tính tỷ lệ đòn bẩy:
Đòn bẩy tài chính = Tổng giá trị giao dịch / Tổng số vốn giao dịch
Ví dụ: Khi bạn sử dụng đòn bẩy 1:100
Có thể bạn sẽ bất ngờ với số tiền bạn chỉ phải trả khi sử dụng đòn bẩy 1:100. Cùng 1 mức giá 1,24 để mua EUR/USD như lúc nãy thì bây giờ bạn chỉ phải trả 0,0124 đô la. (1,24 /100 = 0,0124)
- Vì sao phải sử dụng đòn bẩy khi giao dịch forex?
Thị trường forex thường có mức thay đổi giá hàng ngày dao động chỉ khoảng 1%, mức dao động này là tương đối nhỏ so với thị trường cổ phiếu. Đây chính là lý do thị trường forex cho phép thực hiện giao dịch với đòn bẩy cao, bởi vì khi đó, chỉ một sự thay đổi nhỏ của giá cũng có thể mang lại một khoản tiền đáng kể.
Đòn bẩy có sức mạnh rất lớn trong giao dịch, nên khi bạn giao dịch với số tiền lớn hơn với đòn bẩy, bạn có thể giao dịch các lệnh lớn và có khả năng kiếm được lợi nhuận nhiều hơn. Tuy nhiên, với các lệnh khối lượng lớn này, bạn cũng có rủi ro cao hơn, theo đó tổn thất của bạn cũng có thể lớn hơn.
- Margin?
Margin chính là số tiền tối thiểu mà nhà đầu tư phải đặt cọc để có thể mở một vị thế hay một lệnh giao dịch trên thị trường.
Cách tính Margin:
Ví dụ: Bạn có vốn 1000$, cần giao dịch 100$ thì phải trả cho broker 100$, tiền thanh toán đó gọi là “margin”. Khi nào đóng lệnh, thì broker sẽ trả lại 100$ đó.
Nếu giao có lời được 200$ rồi đóng lệnh, thì sẽ được tiền lời và 100$ margin đã thanh toán cho Broker được trả lại, tổng tiền trong tài khoản là 1200$.
Nhưng nếu lỗ 200$ rồi đóng lệnh, thì sẽ âm 200$ nhưng vẫn được trả lại 100$ Margin đã thanh toán cho Broker lúc đầu, nên tiền trong tài khoản sẽ là 800$.
1.3. Quan hệ giữa Margin và đòn bẩy
Đòn bẩy và ký quỹ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì khi mức ký quỹ càng cao thì mức đòn bẩy được sử dụng càng thấp, sử dụng ký quỹ để tạo ra đòn bẩy. Đòn bẩy cho phép trader giao dịch các vị trí lớn hơn số tiền trong tài khoản giao dịch của mình. Đòn bẩy được thể hiện dưới dạng tỷ lệ %.
- Ý nghĩa thông số trên nền tảng giao dịch MT4/MT5
Balance(So du): Là vốn hiện có trong tài khoản, ở đây là $2 150.96
Equity(Von): Là vốn “trôi nổi”, từ này do mình tự chế cho dễ hiểu:
Nghĩa là Equity = Balance + Số tiền ở cột Profit (VD: 2150.96+430.89=2581.85$)
Margin(Tien ky quy): đây là số tiền kỹ quỹ để giao dịch, tuỳ vào số lot mình vào lệnh và loại hàng hoá mình giao dịch sẽ có mức ký quỹ riêng, mức này còn tuỳ thuộc vào tài khoản, vốn càng lớn kí quỹ càng cao. Bật mí nhỏ: Margin chỉ thay đổi khi vào thêm lệnh đánh thêm lot. VD: với tài khoản trên khi bạn vào thêm 0.01lot vàng margin có thể tăng lên khoảng 20$
Free Margin (Tien du cho ky quy) = Equity – Margin
Margin Level = ( Equity / Margin ) * 100. Đây là cái quan trọng nhất đấy, con số này mà chạm 50% thì lệnh bị âm nhiều nhất (trường hợp mở nhiều lệnh) sẽ bị đóng tự động còn khi chạm 10% là tài khoản có mùi khét.
- Dựa vào công thức đơn giản trên bạn có thể tính toán được nếu bị ngược sóng, lệnh bị âm thì tài khoản chịu được bao nhiêu giá nữa
Tips nhỏ bạn đọc: Những thông số trên bạn đọc không cần quá quan tâm trong quá trình giao dịch vì đã là thông số máy móc tính toán cái cần là làm sao để tính toán được tài khoản sắp cháy và chuẩn bị trước tinh thần “chôn”?
- Vào lệnh luôn luôn quản trị vốn và Stop loss
- Quay lại câu hỏi cách tính toán KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG của tài khoản, ta có công thức sau:
Margin Level = (Equity/Margin) * 100
Tùy theo sàn giao dịch mà qui định điểm gọi vốn sẽ khác nhau, có sàn cho phép Margin Level “tuột” xuống tận 10% trong khi nhiều sàn khác thì chạm 50% sẽ tự động tất toán TẤT CẢ các lệnh ở trạng thái mở ( Lời hay Lỗ gì cũng Close hết) Giả sử sàn cho phép điểm Margin Level là 50% sẽ “xử lý tài khoản”.
Như vậy, ta có công thức đơn giản: (Equity/Margin) * 100 = 50% Trong đó, Margin là con số CỐ ĐỊNH, nếu bạn mở nhiều lệnh thì đương nhiên vốn ký quỹ (Margin) sẽ càng lớn, bạn biết chính xác hiện Margin là bao nhiêu.
Ví dụ ở tình huống hiện tại: Margin là 68,78 => Ta tính được Equity = $34 Equity hiểu đơn giản là VỐN LƯU ĐỘNG, nó tăng/giảm liên tục. Nhưng nếu giảm xuống chỉ còn $34 thì xem như tài khoản cháy!
Nếu chỉ có một lệnh và bị ngược sóng, tới lúc tài khoản banh xác thì còn lại bao nhiêu? Dễ ợt, chỉ còn vỏn vẹn $34 thôi. Tài khoản ban đầu là $2.000 và tới lúc cháy chỉ còn $34.
- Đừng chạy theo các đội nhóm tự tin dẫn bạn về “bờ” mà sắp cháy lại càng ham, quan trọng đội ngũ đặt AN TOÀN tài khoản của bạn lên hàng đầu!