HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC BẢNG GIÁ CHỨNG KHOÁN CHO NGƯỜI MỚI ( NHANH-GỌN-DỄ ÁP DỤNG)
MACD là gì? Mua đáy-bán đỉnh nhờ MACD trong đầu tư chứng khoán
01/03/2022
Sóng Elliott Khi thị trường vận động có quy luật- Bài 1
16/03/2022
MACD là gì? Mua đáy-bán đỉnh nhờ MACD trong đầu tư chứng khoán
01/03/2022
Sóng Elliott Khi thị trường vận động có quy luật- Bài 1
16/03/2022

HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC BẢNG GIÁ CHỨNG KHOÁN CHO NGƯỜI MỚI ( NHANH-GỌN-DỄ ÁP DỤNG)

Biết cách đọc bảng giá chứng khoán là một điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là với những người mới. Và ở bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách đọc bảng giá một cách chi tiết nhé

Bước 1- Bật bảng giá

Bạn có thể truy cập vào Fire Ant hoặc một số phần mềm từ bên thứ 3 của công ty chứng khoán như SSI Iboard, bảng giá VPS..

cách đọc bảng giá chứng khoán
Cách đọc bảng giá chứng khoán

Hệ thống đồ thị chỉ số:

– VN-Index: Là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE).

– VN30-Index: Là chỉ số giá của 30 cổ phiếu bluechip trên thị trường.

– VNX-AllShare: Là chỉ số chung thể hiện sự biến động của tất cả giá cổ phiếu đang niêm yết trên HoSE và HNX.

– HNX-Index: Là chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

– UPCOM-Index: Là chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu giao dịch trên thị trường UPCoM, thuộc HNX.


Danh sách các cột trên bảng giá:

– “Mã CK” (Mã chứng khoán):

Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch (được sắp xếp theo thứ tự từ A – Z).

– “TC” (Giá Tham chiếu – Màu vàng):

Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán biên độ giao dịch của cổ phiếu trong phiên.

Riêng sàn UPCoM, giá tham chiếu được tính bằng giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

– “Trần” (Giá Trần – Màu tím):

Là mức giá cao nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.

Với sàn HoSE, giá trần tính bằng giá tham chiếu x 7%, sàn HNX là 10% và UPCoM là 15%.

– “Sàn” (Giá Sàn – Màu xanh lam):

Mức giá thấp nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.

Biên độ tương ứng với giá trần nhưng là chiều giảm.

– “Tổng KL” (Tổng khối lượng):

Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một phiên.

– “Bên mua”:

Khu vực này hiển thị ba mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất) và khối lượng đặt mua tương ứng.

+Cột “Giá 1” và “KL 1”:

Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 1 luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh đặt mua khác.

+Cột “Giá 2” và “KL 2”:

Biểu thị mức giá đặt mua cao thứ hai hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức Giá 1.

Tương tự.

Cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh đặt mua có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức Giá 2.

– “Bên bán”:

Hiển thị ba mức giá chào bán tốt nhất (giá chào bán thấp nhất) và khối lượng chào bán tương ứng.

+Cột “Giá 1” và “KL 1”:

Biểu thị mức giá chào bán thấp nhất hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở Giá 1 luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh chào bán khác.

+Cột “Giá 2” và “KL 2”:

Biểu thị mức giá chào bán cao thứ hai hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh chào bán ở mức Giá 1.

Tương tự.

Cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh chào bán có mức độ ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức Giá 2.

– “Khớp lệnh”:

Khu vực này biểu thị mức giá khớp lệnh gần nhất của một cổ phiếu, bao gồm giá khớp lệnh, khối lượng khớp lệnh và biên độ giá so với tham chiếu.

– “Giá”, bao gồm các cột “Giá cao nhất”, “Giá thấp nhất” và “Giá TB”:

Biểu thị biên độ biến động thực tế của cổ phiếu trong phiên giao dịch.

– “Dư mua / Dư bán”:

Biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp ở hai chiều mua và bán.

– “ĐTNN” (Đầu tư nước ngoài):

Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch (gồm hai cột Mua và Bán).

Ngoài ra khi có lệnh ATO hoặc ATC thì các lệnh này sẽ hiển thị ở vị trí “ giá 1” và “khối lượng 1” của bên mua và bên bán.

cách đọc bảng giá chứng khoán
cách đọc bảng giá chứng khoán

Ví dụ:

Mã cổ phiếu AAA

Giá Tham chiếu- là giá đóng cửa gần nhât: 17.8

Giá trần/sàn: 19/ 16.6

+Bên mua

Giá 1- 17.40/ khối lượng 36900

Giá 2- 17.35- khối lượng 43900

Giá 3- 17.30- khối lượng 62000

Tổng khối lượng: 1951200

+Bên bán

Giá 1-17.45/ khối lượng 7100

Giá 2- 17.50/ khối lượng 31400

Giá 3/ khối lượng 47900

Khớp lệnh:

+ Giá khớp lệnh gần nhất: 17.45 có khối lượng 100 với biên độ giao động so với tham chiếu là -0.35

Trên đây là những thông tin mà bạn có thể khai thác trên bảng giá chứng khoán. Rất dễ hiểu phải không nào ?

Nếu bạn có ý kiến thảo luận, hãy để lại cmt để chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhé !


khoahocdautuchungkhoan
KHÓA HỌC CHỨNG KHOÁN MIỄN PHÍ

Hiện tại Tesef có Khóa học chứng khoán cơ bản và nâng cao hoàn toàn Miễn Phí, đó là hành trang giúp bạn tích lũy kiến thức và hiểu hơn về thị trường chưng khoán.

Nếu bạn quyết tâm và nghiêm túc học tập thì bạn đăng ký vào link bên dưới


CỘNG ĐỒNG CHIA SẺ KIẾN THỨC & CƠ HỘI ĐẦU TƯ TESEF

🏠Địa chỉ: 95 Đường Láng – Ngã Tư Sở – Hà Nội

☎️Hotline: 0862 08 08 01

🎯Group: https://www.facebook.com/groups/265096184746462
🎯Youtube:
https://www.youtube.com/channel/UCQZaYSPySGQInI_UL_130pg