Nhập môn chứng khoán - EP13 - Báo cáo tài chính là gì (P2) - chi tiết về bảng cân đối kế toán
Nhập môn chứng khoán – EP12 – Báo cáo tài chính là gì ?
21/10/2021
Báo cáo tài chính (phần 3)
31/10/2021
Nhập môn chứng khoán – EP12 – Báo cáo tài chính là gì ?
21/10/2021
Báo cáo tài chính (phần 3)
31/10/2021

Nhập môn chứng khoán – EP13 – Báo cáo tài chính là gì (P2) – chi tiết về bảng cân đối kế toán

Lưu ý:

Đây là bài chia sẻ kiến thức, không phải một lời khuyên đầu tư.

Các công ty được đề cập chỉ mang tính ví dụ. 

Tiếp nối bài viết trước của mình về báo cáo tài chính.

Hôm nay mình sẽ đi chi tiết hơn một chút vào bảng cân đối kế toán, thành phần cũng như cách mình phân tích và đánh giá các số liệu trong bảng này.

Một số khái niệm, công thức đã đề cập ở bài trước mình sẽ không nhắc lại ở bài viết này, nên nếu được bạn nên đọc phần 1 trước tại đây

https://tesef.net/nhap-mon-chung-khoan-ep12-bao-cao-tai-chinh-la-gi/?fbclid=IwAR0GNUryTLM_RB3GvSEMS1dx-4wCtSP-VsL_MKrpuG3LJI9ViVWBhm6I7ZU

Thành phần của Bảng Cân Đối Kế Toán:

Tài Sản Ngắn Hạn:

thống kê những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi trong một chu kỳ kinh doanh (thường tính bằng năm). Thông thường tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp bán lẻ chiếm tỷ trọng rất lớn trong báo cáo tài chính của họ, với doanh nghiệp dịch vụ thì ngược lại. 

-Tiền và các khoản tương đương tiền:

Bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản ngoại tệ, các khoản đầu tư ngắn hạn ít rủi ro và các khoản tiền gửi sắp tới ngày đáo hạn.

Vì là một người thích an toàn và ổn định.

Ví luôn phải có tiền và tài khoản tiết kiệm phải có vài cái sổ mới an tâm nên mình thường quan tâm đến các doanh nghiệp có “tiền và các khoản tương đương tiền” ở một mức ổn định và nếu được, tăng dần theo mỗi năm.

Tuy nhiên.

Con số này cũng không nên quá cao, vì trong kinh doanh “đồng tiền đứng yên là đồng tiền chết”.

Tiền phải được luân chuyển liên tục mới tạo ra được lợi nhuận và sự phát triển cho doanh nghiệp.

Để đánh giá số liệu này bạn có thể dùng hai công thức là tỷ lệ thanh toán hiện hành và tỷ lệ thanh toán nhanh mình đã đề cập trong bài viết trước.

-Đầu tư tài chính ngắn hạn:

thay vì giữ quá nhiều khoản tiền nhàn rỗi. Doanh nghiệp quyết định sẽ dùng tiền đó đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu hoặc các tài sản các có thời gian thu hồi vốn dưới một năm. Tất cả các khoản đó được quy vào đầu tư tài chính ngắn hạn. Có thể nói đây là một mục nữa để bạn yên tâm là doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt. Thế nhưng cá nhân mình không mong mục này quá lớn vì nó thể hiện rằng doanh nghiệp đang không tìm được hướng để đầu tư vào mô hình kinh doanh chủ đạo của mình. 

-Các khoản phải thu ngắn hạn:

gồm phải thu của khách hàng ngắn hạn  (hiểu nôm na là “bán thiếu” cho đối tác) và trả trước cho người bán ngắn hạn (hiểu nôm na là “đặt cọc” trước cho nhà cung cấp). Để đánh giá số liệu này, mình tính số ngày trung bình doanh nghiệp cần để thu tiền từ khách hàng của mình hay còn gọi là “kỳ thu tiền bình quân” (Average Collection Period) bằng cách lấy các khoản phải thu ngắn hạn chia cho trung bình doanh thu ngày của doanh nghiệp (doanh thu chia cho 365 ngày) sau đó đi so sánh số liệu này với các doanh nghiệp cùng ngành.

Lấy ví dụ số liệu của Vinamilk nhé. 

Báo cáo tài chính - Bảng cân đối kế toán
Báo cáo tài chính – Bảng cân đối kế toán

Số liệu lấy từ cophieu68.vn. Đơn vị triệu vnđ

Số liệu cho thấy. Bình quân Vinamilk cần khoảng 32 ngày để thu tiền từ phía khách hàng của mình. Con số này theo tìm hiểu cá nhân của mình thì là thấp hơn rất nhiều so với trung bình ngành ở Thực Phẩm ở Việt Nam (thường là từ 45 đến 60 ngày) và bằng với  ngành thực phẩm ở Mỹ (thường là 30 ngày). Nếu con số này quá lớn so với trung bình ngành, khả năng cao doanh nghiệp đang mắc phải nhiều khoản nợ khó đòi hoặc làm giả hoá đơn để làm đẹp bctc. 

-Hàng tồn kho:

Cái tên nói lên tất cả.

Giá trị toàn bộ hàng tồn kho của doanh nghiệp, thường được tính từ thời điểm nhập kho.

Cũng giống như cách đánh giá các khoản phải thu ngắn hạn.

Mình đánh giá số liệu này thông qua một chỉ số tên là “Ngày bán hàng tồn kho” (Days Sales Of Inventory).

Công thức  là lấy số liệu hàng tồn kho chia cho giá vốn hàng bán hằng ngày của doanh nghiệp (lấy giá vốn hàng bán chia cho 365).

Sau đó ta so sánh con số này với trung bình ngành.

Tiếp tục lấy số liệu của Vinamilk làm ví dụ nhé.

Báo cáo tài chính - Bảng cân đối kế toán
Báo cáo tài chính – Bảng cân đối kế toán

số liệu lấy từ cophieu68.vn. Đơn vị triệu vnđ

Vậy là trung bình Vinamilk cần 60 ngày để một sản phẩm lưu kho của họ được bán đi.

Con số này lại có phần cao hơn trung bình ngành là 50-55 ngày. Ở Mỹ con số này chỉ là 37.

Nhưng nên nhớ Vinamilk là một doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ sữa, nên để có số liệu chính xác hơn bạn có thể tìm hiểu và so sánh con số này với các công ty sản xuất sữa khác. Trong trường hợp con số này của doanh nghiệp cao hơn quá nhiều so với trung bình ngành, khả năng cao là doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho bản thân.

Tổng của hai chỉ số ngày bán hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân sẽ cho ta ra được “Chu kỳ kinh doanh” (Operating cycle) của doanh nghiệp.

Trong trường hợp của trên, chu kỳ kinh doanh trung bình của Vinamilk là khoảng 92 ngày. Tương đương với con số của trung bình ngành thực phẩm.

“Chu kỳ kinh doanh” càng ngắn, doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả.

Tài sản dài hạn:

Là những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi dài trên 1 năm. 

-Tài sản cố định:

Gồm tài sản hữu là máy móc, trang thiết bị, bất động sản doanh nghiệp sở hữu nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh. Và tài sản vô hình như sở hữu trí tuệ và lợi thế thương mại. Cả hai loại tài sản này đều sẽ có khấu hao dần theo thời gian.

-Các khoản đầu tư dài hạn:

chứng khoán, khoản vốn góp dài khác của doanh nghiệp vào các công ty khác. 

Vậy là xong 2 mục cấu phân bổ tài sản của doanh nghiệp. Tiếp theo ta sẽ đến 2 mục thể hiện xem doanh nghiệp đã dùng nguồn tiền nào để sở hữu những tài sản trên.

Nợ phải trả:

Các khoản nợ ngân hàng hay trái phiếu doanh nghiệp tự phát hành để cấp vốn cho hoạt động kinh doanh, được chia thành nợ ngắn hạn (các khoản nợ phải thanh toán trong năm) và nợ dài hạn (các khoản nợ phải trả sau hơn 1 năm).

Nợ là điều khá hiển nhiên trong kinh doanh.

Đôi lúc bạn còn muốn doanh nghiệp có nợ thật nhiều.

Vì sao ư?

Nợ nhiều tức có nhiều tài sản hơn. Mà nhiều tài sản hơn tức là có nhiều doanh thu hơn từ đó tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.

Điều này vẫn sẽ luôn đúng nếu chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (Return On Asset – ROA) lớn hơn nhiều so với chi phí sử dụng vốn (trong trường hợp này là lãi suất vay nợ).

Nhưng với một người thích an toàn như mình. Mình mong muốn doanh nghiệp có một tỷ lệ nợ hợp lý.

Cụ thể là có tỷ lệ thanh toán hiện hành không quá thấp và ổn định.

Vốn chủ sở hữu:

Là nguồn vốn ban đầu của nhà sáng lập

  • Vốn rót thêm sau này của các nhà đầu tư
  • Lợi nhuận tái đầu tư từ hoạt động kinh doanh sau khi trả cổ tức cho cổ đông.

Việc tăng giá trị đảm bảo nhất của cổ phiếu chính là việc tăng vốn chủ sở hữu thông qua hình thức tái đầu tư lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ở bài viết tiếp theo.

Mình sẽ đi chi tiết vào báo cáo kết quả kinh doanh và liên hệ của nó với bảng cân đối kế toán. 


khoahocdautuchungkhoan
KHÓA HỌC CHỨNG KHOÁN MIỄN PHÍ

Hiện tại Tesef có Khóa học chứng khoán cơ bản và nâng cao hoàn toàn Miễn Phí, đó là hành trang giúp bạn tích lũy kiến thức và hiểu hơn về thị trường chưng khoán.

Nếu bạn quyết tâm và nghiêm túc học tập thì bạn đăng ký vào link bên dưới


CỘNG ĐỒNG CHIA SẺ KIẾN THỨC & CƠ HỘI ĐẦU TƯ TESEF

🏠Địa chỉ: 95 Đường Láng – Ngã Tư Sở – Hà Nội

☎️Hotline: 0862 08 08 01

🎯Group: https://www.facebook.com/groups/265096184746462
🎯Youtube:
https://www.youtube.com/channel/UCQZaYSPySGQInI_UL_130pg