Báo cáo tài chính (phần 3)
Nhập môn chứng khoán – EP13 – Báo cáo tài chính là gì (P2) – chi tiết về bảng cân đối kế toán
28/10/2021
Nhập môn Chứng khoán- Tư duy và hành động cho người mới ( bài 1)
28/12/2021
Nhập môn chứng khoán – EP13 – Báo cáo tài chính là gì (P2) – chi tiết về bảng cân đối kế toán
28/10/2021
Nhập môn Chứng khoán- Tư duy và hành động cho người mới ( bài 1)
28/12/2021

Báo cáo tài chính (phần 3)

Tiếp nối những bài viết trước, hôm nay TESEF sẽ phân tích phần cuối của báo cáo tài chính – báo cáo kết quả kinh doanh.

Bảng này ẩn chứa những thông tin, bí mật gì về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đây?

Lưu ý:

các công ty được đề cập đến trong bài viết chỉ mang tính ví dụ. Mình không quảng cáo hay đưa ra khuyến nghị đầu tư. Mình không đề cập đến báo cáo của các công ty tài chính( ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) vì báo cáo của họ có phần khác biệt so với các doanh nghiệp khác. Nếu được sự ủng hộ của độc giả, mình sẽ viết một bài về dạng doanh nghiệp đó sau.

1. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh là gì?

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh

cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và chi phí doanh nghiệp sử dụng để vận hành bộ máy.

Bảng này hoạt động theo công thức:

Doanh thu – Chi phí= Lợi nhuận

Cụ thể chúng ta sẽ dùng nhiều loại doanh thu trừ cho nhiều loại chi phí để rồi có những loại lợi nhuận khác nhau. Tại sao lại phức tạp như thế? Điều này nhằm đảm bảo rằng những chủ doanh nghiệp có thể nắm rõ được tiền của họ đang tới từ đâu, tiêu vào đâu, cũng như tiềm năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp ở các giai đoạn khác nhau tiêu biểu nhất chính là trước và sau khi khấu hao toàn bộ tài sản hiện tại của doanh nghiệp. 

2. Các số liệu trong bảng

2.1 Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

( về sau mình sẽ gọi tắt là doanh thu vì đây là phần lớn nhất trong doanh thu): thể hiện quy mô, vị thế của doanh nghiệp trong ngành. Đây là tổng tiền doanh nghiệp thu về trong một chu kỳ kinh doanh. Đây là số liệu quan trọng nhất trong bảng để đánh giá và so sánh doanh nghiệp.

2.2. Doanh thu hoạt động tài chính:

là tiền thu được từ chứng khoán hay từ tiền lãi của con nợ. Đối với các công ty không phải công ty tài chính, con số này không qiuan trọng. Tuy nhiên nếu thấy nó chiếm tỷ trọng lớn trong báo cáo, bạn nên tìm hiểu chi tiết hơn về nguồn thu này trong bản lưu chuyển tiền tệ. 

2.3. Giá vốn hàng bán:

là toàn bộ chi phí doanh nghiệp trả để có thành phẩm (Nguyên vật liệu, vận chuyển, công nhân, lắp đặt,v.v…). Nếu so sánh số liệu này với các doanh nghiệp cùng ngành, ta còn có thể cho biết doanh nghiệp đang cạnh tranh bằng thương hiệu hay bằng giá.

Lấy ví dụ về ngành sữa với hai công ty là Vinamilk và Mộc Châu( đáng ra ví dụ sẽ là TH true milk nhưng công ty này chưa niêm yết trên sàn chứng khoán nên không có số liệu để so sánh).

doanh thu và giá vốn của công ty Vinamilk

Doanh thu và giá vốn của công ty Vinamilk

doanh thu và giá vốn của công ty sữa Mộc Châu

Doanh thu và giá vốn của công ty sữa Mộc Châu

Có thể thấy nếu chỉ đưa số liệu như trên thì rất khó so sánh. Vì Vinamilk là một doanh nghiệp đầu ngành có quy mô doanh thu lớn hơn gấp 20 lần so với Mộc Châu. Tuy nhiên dùng phương pháp tỷ trọng( common statement), ta vẫn so sánh được hai doanh nghiệp này, công thức là lấy giá vốn chia cho doanh thu. Ta có thể áp dụng phương pháp này để đánh giá tất cả các chỉ số còn lại. 

Doanh thu và giá vốn của Vinamilk theo tỷ trọng.

Doanh thu và giá vốn của Vinamilk theo tỷ trọng.

Doanh thu và giá vốn của Mộc Châu theo tỷ trọng.

Doanh thu và giá vốn của Mộc Châu theo tỷ trọng.

Có thể thấy, để tạo ra 100 đồng doanh thu, Mộc châu cần từ 68 đến 82 đồng phí sản xuất trong khi Vinamilk chỉ cần 52 đến 54 đồng. Mộc Châu tốn nhiều chi phí sản xuất hơn Vinamilk. Tuy nhiên chi phí sản xuất của Mộc Châu đã giảm đáng kể trong giai đoạn 2019-2020.

2.4 Lợi nhuận gộp:

lấy doanh thu trừ đi giá vốn ta sẽ được lợi nhuận gộp. Đây là lợi nhuận chưa trừ đi chi phí vận hành của doanh nghiệp. Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp tỷ trọng để có cái nhìn cụ thể hơn về lợi nhuận gộp của doanh nghiệp.                                                                                                                 

Tỷ trọng lợi nhuận gộp của Vinamilk so với doanh thu.

Tỷ trọng lợi nhuận gộp của Vinamilk so với doanh thu.

Tiếp theo ta đến với các chi phí vận hành doanh nghiệp trong đó có:

2.5 Chi phí tài chính:

phí mua bán chứng khoán, chuyển đổi ngoại tệ và chi phí lãi vay. Bạn có thể dùng chỉ số “Khả năng thanh toán lãi vay”( time interest earned), công thức là dùng EBIT( lợi nhuận trước thuế và lãi vay) chia cho chi phí lãi vay. Con số này càng cao thì doanh nghiệp sử dụng nợ càng hiệu quả( hoặc doanh nghiệp ít nợ). Nếu bạn thắc mắc thì con số này của VNM năm 2020 là khoảng 95 lần, khá ấn tượng đúng chứ?

2.6 Chi phí bán hàng:

bao gồm toàn bộ chi phí để đưa sản phẩm đến tay khách hàng( Marketing, hoa hồng, lương nhân viên bán hàng, v.v…) Tùy thuộc vào tính chất của mô hình kinh doanh, đây có thể coi là một khoản đầu tư của doanh nghiệp, càng chi thì càng thu. Trong một số trường hợp, nếu mô hình kinh doanh phụ thuộc nhiều vào môi giới (ví dụ như bất động sản), công ty chi rất ít cho chi phí bán hàng mà doanh thu cao thì bạn nên thắc mắc về cách họ đào đâu ra khoản doanh thu đó đấy.

 Ví dụ: 

Tỷ trọng chi phí bán hàng so với doanh thu của VNM qua từng năm.

Tỷ trọng chi phí bán hàng so với doanh thu của VNM qua từng năm.

Ta có thể thấy với mỗi 100 đồng doanh thu thì VNM sẽ chi 23 đồng cho các công việc như quảng bá cho thương hiệu của mình. Bạn có thể so sánh với các công ty cùng ngành để có cái nhìn tổng quan hơn. Ta quay lại với Mộc Châu nhé.

Tỷ trọng chi phí bán hàng so với doanh thu của công ty Mộc Châu.

Tỷ trọng chi phí bán hàng so với doanh thu của công ty Mộc Châu.

Có thể thấy Mộc Châu năm 2020 đã chi mạnh hơn cho quảng cáo và truyền thông. Theo tìm hiểu đây cũng là thời gian công ty này niêm yết trên thị trường chứng khoán. 

2.7 Chi phí quản lý doanh nghiệp:

bao gồm phí thuê tài sản, tiền lương nhân sự các bộ phận hành chính và cấp quản lý. Tùy vào tính chất của ngành mà tỷ trọng sẽ khác nhau, thường thì nên ở mức dưới 15%. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo được lợi nhuận sau cùng của mình.

Sau khi trừ hết các chi phí phát sinh và cộng thêm các khoản doanh thu khác, bạn sẽ tính được lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào ngành kinh doanh sẽ có các mức thuế doanh nghiệp khác nhau và con số ở dòng cuối cùng bạn đọc được sẽ là lợi nhuận sau thuế.

Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế không thể hiện chính xác số tiền mà doanh nghiệp thu về trong năm. Vì sẽ có những trường hợp khách hàng chậm thanh toán hoặc doanh nghiệp trả chậm cho nhà cung cấp.

Sự thay đổi các số liệu ở bảng cân đối kế toán và bảng lưu chuyển tiền tệ sẽ cho thấy điều này.

Vì vậy, trên thực tế dù báo cáo kết quả kinh doanh là 100 đồng nhưng dòng tiền vào doanh nghiệp vẫn có thể 80 thậm chí 120 đồng tùy thuộc vào họ truy thu và gia hạn nợ của mình như thế nào. 

Nếu muốn phân tích sâu hơn chúng ta có thể sử dụng chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu( ROE) cùng “mô hình Dupont” để có đánh giá chi tiết hơn về doanh nghiệp.

3. Mô hình Duponte

Mô hình Dupont” là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình này dựa trên chỉ số ROE, tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo kết quả kinh doanh với bảng cân đối kế toán.

Theo đó ta có công thức:

ROE = Tài sản / vốn chủ sở hữu = Tận dụng đòn bẩy x Độ Hiệu Quả x Khả năng sinh lời.

Tận dụng đòn bẩy( Leverage):

tính bằng cách lấy tài sản chia cho vốn chủ sở hữu.

Chỉ số thể hiện số tài sản doanh nghiệp có được với mỗi một đồng vốn mình bỏ ra.

Từ đó nhận biết được công ty có sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính hay không.

Độ hiệu quả( Efficiency):

tính bằng cách lấy doanh thu chia cho tổng tài sản. Chỉ số thể hiện doanh thu kiếm được trên mỗi đồng tài sản họ có. Từ đó thể hiện khả năng tối ưu hóa những tài sản hiện có của doanh nghiệp.

Khả năng sinh lời( Profitability):

Tính bằng  cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chỉ số thể hiện lợi nhuận kiếm được trên mỗi đồng mà doanh nghiệp thu về. Từ đó đánh giá được khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Lấy các chỉ số trên nhân lại với nhau ta có được chỉ số ROE. Thể hiện khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư ban đầu.

Chỉ số ROE được đánh giá là:

– Tốt khi nó trên 20%

– Trung bình khi trong khoảng từ 10% đến 20%

– Kém khi dưới 10%.

Mình có tổng hợp các chỉ số trên của hai công ty VNM và Mộc Châu ở bảng dưới.

Số liệu dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020.

các chỉ tiêu đánh giá theo mô hình Dufont của VNM và Mộc Châu

các chỉ tiêu đánh giá theo mô hình Dufont của VNM và Mộc Châu

Lưu ý:

Ở trên một số trang tổng hợp thông tin thì ROE của Mộc Châu. Chỉ có 12% vì vốn chủ sở hữu của họ là 2,2 nghìn tỷ chứ không phải là 911 tỷ.

Số liệu trên mình đang lấy vốn chủ sở hữu là 911 tỷ dựa trên số liệu từ cophieu68.vn

Theo bảng trên ta có thể thấy cả 2 doanh nghiệp đều thuộc nhóm doanh nghiệp tốt. Khả năng sinh lời của VNM gần gấp đôi so với Mộc Châu( 0.19 so với 0.1) 

Mộc Châu lại vượt trội hơn VNM khá rõ trong việc tối ưu hóa tài sản của mình( mỗi đồng tài sản của Mộc Châu tạo ra 2,31 đồng doanh thu so với 1,23 đồng của VNM) 

Cuối cùng.

VNM sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính lớn hơn so với Mộc Châu khi với 1 đồng vốn họ có 1,44 đồng tài sản so với 1,34 đồng tài sản của Mộc Châu.

Kết quả là khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của VNM lẫn Mộc Châu đều đạt mức tốt lần lượt là 33% và 30%( lớn hơn mốc 20% mình nói ở trên).

Bài viết cũng đã dài rồi.

Đây là lời nhắn cuối đến các bạn đọc cho chuỗi bài này của mình:

Kiến thức này không giúp bạn chiến thắng thị trường trong việc đầu tư đơn giản bởi vì thị trường phản ứng quá nhanh đối với các thông tin.

Trong khi đó báo cáo tài chính chỉ ra hằng quý thậm chí chỉ hiệu quá khi ta đọc theo năm.

Việc phân tích báo cáo tài chính chỉ giúp bạn nhận định được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nhưng đôi khi lại không phản ánh được giá của một chứng khoán.

Nếu có áp dụng những kiến thức trên cho việc đầu tư, bạn nên cân nhắc dùng nó để đầu tư dài hạn và có sự tư vấn của chuyên gia.

Mình cũng rất vui khi các bạn dành thời gian để đọc chuỗi bài viết này, hãy để lại bình luận nếu có bất kỳ câu hỏi nào vì đó rất có thể là đề tài tiếp theo mình sẽ viết.

Cảm ơn các bạn.

Nguồn số liệu được sử dụng trong bài viết được lấy từ thông tin tổng hợp của cophieu68.vn.

khoahocdautuchungkhoan
KHÓA HỌC CHỨNG KHOÁN MIỄN PHÍ

Hiện tại Tesef có Khóa học chứng khoán cơ bản và nâng cao hoàn toàn Miễn Phí, đó là hành trang giúp bạn tích lũy kiến thức và hiểu hơn về thị trường chưng khoán.

Nếu bạn quyết tâm và nghiêm túc học tập thì bạn đăng ký vào link bên dưới


CỘNG ĐỒNG CHIA SẺ KIẾN THỨC & CƠ HỘI ĐẦU TƯ TESEF

🏠Địa chỉ: 95 Đường Láng – Ngã Tư Sở – Hà Nội

☎️Hotline: 0862 08 08 01

🎯Group: https://www.facebook.com/groups/265096184746462
🎯Youtube:
https://www.youtube.com/channel/UCQZaYSPySGQInI_UL_130pg